Thông tư nêu rõ, một trong những nguyên tắc thể hiện một số nội dung bắt buộc bằng phương thức điện tử là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hoặc lựa chọn ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa khi thể hiện nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử quy định tại Thông tư này bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phương thức điện tử được thể hiện rõ đường dẫn trên nhãn hàng hóa, ví dụ: mã số mã vạch, mã QR code, trên màn hình điện tử của sản phẩm có màn hình hoặc các phương thức điện tử thông dụng khác;
b) Bảo đảm phương tiện, thiết bị và/hoặc hướng dẫn khách hàng truy cập nội dung quy định bằng phương thức điện tử của nhãn hàng hóa tại chỗ;
c) Nội dung thể hiện bằng phương thức điện tử phải tương ứng với nội dung thể hiện trên nhãn trực tiếp, không làm người đọc, xem, nghe hiểu sai lệch bản chất của hàng hóa.
Nội dung bắt buộc được thể hiện bằng phương thức điện tử trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa như:
- Đồ gia dụng, thiết bị gia dụng không dùng điện: Thành phần; thông số kỹ thuật; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
- Đá quý: Thông số kỹ thuật.
- Vàng trang sức, mỹ nghệ: Hàm lượng; khối lượng; khối lượng vật gắn (nếu có); mã ký hiệu sản phẩm.
- Xe đạp: Tên nhà sản xuất; năm sản xuất; thông số kỹ thuật cơ bản.
- Phụ tùng của phương tiện giao thông: Nhãn hiệu, tên thương mại, mã kiểu loại (nếu có).
- Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất: Thông số kỹ thuật; tháng sản xuất; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
Tác giả: Nhân Phụng
Ý kiến bạn đọc