Bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh, PCT UBND TP phát biểu chỉ đạo
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe bà Nguyễn Thị Kim Hương, Trưởng Phòng phổ biến giáo dục pháp luật - Sở Tư pháp Tây Ninh triển khai những nội dung cốt lõi của hai văn bản luật trên.
Luật Báo chí số 103 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 05/4/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Luật có 6 chương 61 điều (tăng 25 điều), trong đó có 32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí trước đây. Luật này điều chỉnh quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí.
Quang cảnh hội nghị
Luật Trẻ em số 102 cũng được Quốc hội khóa XIII, thông qua ngày 05/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/6/2017. Luật có 7 chương, 106 điều (tăng 46 điều) và được đổi tên từ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em trước đây. Luật này phản ánh đầy đủ hơn nội dung và phạm vi của luật. Đáng chú ý, Luật quy định trẻ em có quyền bí mật đời sống riêng tư vì lợi ích tốt nhất của mình. Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà nước và xã hội đối với thế hệ tương lai của đất nước và cũng phù hợp với Công ước về quyền trẻ em năm 1989 mà Việt Nam là thành viên.
Qua triển khai nhằm giúp các đại biểu nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về Luật Báo chí và Luật Trẻ em cùng với những quan điểm, quy định mới của nhà nước đối với những vấn đề xã hội quan tâm. Qua đó cũng nhằm giúp các tổ chức, cá nhân tăng cường vai trò giám sát trong quá trình các văn bản luật đi vào cuộc sống.
Chính Trần
Ý kiến bạn đọc