Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng có mã số đăng ký là QCVN 114:2023/BGTVT.
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ trong đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, quản lý, khai thác bến xe hàng. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, quản lý, khai thác bến xe hàng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng dịch vụ.
Quy chuẩn đưa ra một số quy định chung như sau: điểm đấu nối của đường ra - vào bến xe hàng với đường quốc lộ phải được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 11/2010/NĐ-CP; đường ra - vào bến xe hàng phải được thiết kế bảo đảm lưu thông an toàn của phương tiện ra - vào bến; đường lưu thông dành cho xe cơ giới trong bến xe hàng phải có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn trong khu vực bến xe hàng.
Bến xe hàng tuân thủ quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Các công trình, các thiết bị của bến xe hàng được xây dựng, lắp đặt bảo đảm an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện trong khu vực bến xe hàng. Bến xe hàng phải bố trí tách biệt các khu vực xếp dỡ, bảo quản hàng khô, hàng tươi, sống, hàng dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm (nếu có). Hệ thống điện, nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc, phòng cháy, chữa cháy của bến xe hàng bảo đảm theo quy định tại QCVN 07-1:2016/BXD, QCVN 07-2:2016/BXD, QCVN 07-5:2016/BXD, QCVN 07-7:2016/BXD, QCVN 07-8:2016/BXD, QCVN 07-9:2016/BXD.
Thông tư số 47/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024. Bến xe hàng đã công bố trước ngày Thông tư này có hiệu lực phải hoàn thiện các hạng mục công trình theo Quy chuẩn này trước ngày 01/7/2027.
Chi tiết Quy chuẩn xem: tại đây./.
Hải Hoà
Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc