Giá trị pháp lý nhìn từ bản cam kết hôn nhân của vợ chồng

Thứ bảy - 30/03/2024 12:24 3.333 0
Dù bản cam kết hôn nhân được xác lập hoàn toàn tự nguyện nhưng để có giá trị thi hành thực tế còn phụ thuộc nhiều yếu tố pháp lý khác theo Bộ luật Dân sự nă
Giá trị pháp lý nhìn từ bản cam kết hôn nhân của vợ chồng

Những ngày gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin về việc vợ chồng một nữ ca sĩ đã có bản “hợp đồng hôn nhân”. Trước đó, chồng của cô từng chia sẻ anh và vợ có giấy cam kết, ai ngoại tình thì “ra đi tay trắng”.

Từ việc này, rất nhiều bạn đọc nêu thắc mắc nếu có một bản cam kết (bằng giấy tờ rõ ràng) của vợ chồng về việc "Ai ngoại tình thì toàn bộ tài sản trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc về người còn lại" thì pháp luật Việt Nam có thừa nhận hay không?

Trao đổi với PV, Thạc sĩ - luật sư (ThS-LS) Nguyễn Văn Dũ, Đoàn LS TP.HCM, phân tích: Đây là một tình huống đã từng xảy ra trong thực tế. Pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định một cách cụ thể cho loại cam kết này nhưng chúng ta có thể căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) để đưa ra một số nhận định.

Trong trường hợp cam kết của vợ chồng được xác lập một cách tự nguyện, không bị ép buộc, không bị đe dọa và không bị lừa dối và điều kiện xảy ra là một người ngoại tình (có đủ bằng chứng về chuyện này) thì cam kết này có được pháp luật thừa nhận trên thực tế hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 BLDS, mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Và theo quy định tại khoản 4 Điều này, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Theo ThS-LS Văn Dũ, cam kết, thỏa thuận tuy mang tính chất tự nguyện nhưng chưa phải là mặc nhiên có giá trị mà cần phải bảo đảm các yếu tố khác như: không vi phạm điều cấm của luật, không vi phạm đạo đức xã hội, không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và còn nhiều yếu tố khác theo quy định của luật.

Có thể xem bản cam kết là giao dịch dân sự, cũng mang bản chất của hợp đồng dân sự và có nội dung, mục đích là khi một bên có hành vi ngoại tình thì toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể bao gồm bất động sản và động sản) đều thuộc quyền sở hữu của bên kia.

Theo quy định tại Điều 117 và 119 BLDS, một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp luật có quy định giao dịch phải được thể hiện bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực thì phải tuân theo quy định đó.

Mặt khác, Luật Đất đai, Luật Nhà ở… quy định việc chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ), quyền sở hữu nhà ở phải đủ điều kiện như: có giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở, không bị tranh chấp…; phải lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực và phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền…Và một số luật liên quan đến động sản phải đăng ký quyền sở hữu…

“Như vậy, đối với bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu muốn được chuyển giao quyền sở hữu từ người này cho người kia phải thực hiện thủ tục tặng cho bằng văn bản khác có công chứng hoặc chứng thực và chỉ có hiệu lực tại thời điểm đăng ký, không thể chỉ dựa vào bản cam kết nêu trên mà bên ngoại tình mất quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với loại tài sản này. Do đó, bản cam kết đã vô hiệu đối với những loại tài sản này” - ThS-LS Nguyễn Văn Dũ dẫn chứng.

Phân tích thêm, ThS-LS Văn Dũ cũng cho biết: Đối với tài sản là động sản hoặc bất động sản không đăng ký quyền sở hữu, việc tặng cho chỉ có hiệu lực khi được chuyển giao. Do đó, bản cam kết này không phải là cơ sở pháp lý làm mất quyền sở hữu của người ngoại tình và không phải là cơ sở pháp lý để người kia được hưởng quyền sở hữu của người ngoại tình.

Ngoài ra, nếu người ngoại tình có nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà lại chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người kia không có đền bù trong trường hợp này cũng là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba nên cũng vi phạm pháp luật và không có hiệu lực pháp luật…

Nói tóm lại, nếu vợ chồng không thực hiện đúng bản cam kết thì cũng không có cơ quan nào có thể “cưỡng chế thi hành” đối với họ được.

Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)

Nguồn tin: plo.vn

  Ý kiến bạn đọc

CHUYÊN ĐỀ
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay876
  • Tháng hiện tại92,641
  • Tổng lượt truy cập4,678,645
Thư viện ảnh
bung-binh.jpg tptn-2.jpg cay-co.jpg hoa-sen.jpg tpttbb.jpg 8.png 9.png 10.png vong-xoay.jpg dinh-nui-ba-den.jpg Hoa-1.jpg tptn-1.jpg hoa-tren-nui-ba-3.jpg 7.png 4-1.png 5.png 6.png 3.png 2.png 1.png
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây