Viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không?

Chủ nhật - 10/12/2023 11:35 1.705 0
Án treo là hình thức miễn chấp hành án phạt tù có điều kiện áp dụng đối với người phạm tội. Đối với viên chức, tùy theo mức độ nếu vi phạm pháp luật cũng có thể bị buộc thôi việc. Vậy, việc viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không? 

Viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không?
 
Viên chức bị án treo có bị buộc thôi việc không?
 

Buộc thôi việc là một trong các hình thức kỷ luật viên chức khi người đó có các hành vi vi phạm pháp luật. Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì viên chức sẽ bị buộc thôi việc trong các trường hợp sau:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức (áp dụng với viên chức quản lý) hoặc bị kỷ luật cảnh cáo (viên chức không giữ chức vụ quản lý) mà lại tái phạm;

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Trong đó, Điều 16 có quy định các hành vi sau:

+ Không tuân thủ các quy định quy trình, quy tắc ứng xử trong quá trình làm việc, mà trước đó đã được nhắc nhở bằng văn bản;

+ Vi phạm quy địnhQĐ pháp luật về thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ của viên chức; vi phạm kỷ luật lao động; vi phạm nội quy quy định mà trước đó đã bị nhắc nhở bằng văn bản;

+ Lợi dụng vị trí công tác để trục lợi; có thái độ không chuẩn mực với nhân dân trong khi công tác;

+ Không chấp hành các quyết định phân công công tác hoặc các nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết nội bộ;

+ Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng chống tội phạm; phòng chống tệ nạn xã hội; trật tự, ATXH; phòng, chống tham nhũng; …

+ Vi phạm quy định của PL về bảo vệ bí mật nhà nước;

- Viên chức quản lý (Viên chức QL) có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Trong đó, các hành vi được nhắc đến trong khoản 3 Điều 17 nói trên bao gồm:

+ Viên chức QL không thực hiện đúng trách nhiệm, để có viên chức thuộc phạm vi quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng khi làm việc;

+ Viên chức QL không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ giả khác hoặc không hợp pháp để vào làm việc tại đơn vị;

- Viên chức nghiện ma túy (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

Đồng thời, căn cứ vào Điều 57 Luật Viên chức 2010, thì Viên chức bị án phạt tù nhưng được hưởng án treo thì không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc.

Viên chức bị khai trừ Đảng có bị buộc thôi việc?


Khai trừ khỏi Đảng là một hình thức kỷ luật Đảng viên. Theo Khoản 9 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW 2022 của Ban Chấp hành trung ương Đảng có quy định về nguyên tắc kỷ luật Đảng viên đối với người vi phạm pháp luật như sau:
 

Như vậy, về bản chất người đã bị án treo có nghĩa là họ đã bị tuyên án phạt tù nhưng được miễn chấp hành hình phạt tù mà chuyển sang hình thức án treo thực hiện tại địa phương thay vì chấp hành án tù tại trại giam.

Như vậy, theo quy định trên đây thì người vi phạm pháp luật mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật viên chức 2010 sửa đổi 2019 và Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thì việc khai trừ khỏi Đảng không ảnh hưởng đến việc có bị cho thôi việc tại cơ quan, đơn vị đang công tác. Việc bị cho thôi việc sẽ phải áp dụng theo các quy định về kỷ luật viên chức.

Trong đó, Điều 57 Luật Viên chức 2010, thì Viên chức bị án phạt tù nhưng được hưởng án treo thì vẫn có thể tiếp tục làm việc mà không bị xử lý kỷ luật đến mức buộc thôi việc.

Viên chức bị án treo thì lương như thế nào? 

Theo quy định lương của viên chức sẽ được trả theo vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp và kết quả công việc.

Mặc dù không bị buộc thôi việc, nhưng việc vi phạm pháp luật có thể khiến viên chức bị áp dụng các hình thức kỷ luật khác như cảnh cáo, kéo dài thời hạn nâng lương….Vậy, nếu đang trong thời gian chấp hành án treo thì lương của việc chức sẽ được trả như nào?

Hiện nay, các quy định về kỷ luật viên chức không có quy định nào là việc viên chức bị áp dụng hình thức kỷ luật thì sẽ bị giảm lương. Như vậy, vViên chức bị án treo mà vẫn tiếp tục làm việc tại cơ quan đơn vị, thì lương được trả như bình thường mà không bị cắt giảm.

Ngoài ra, Đối với viên chức giữ chức vụ quản lý khi phạm tội bị tuyên phạm tội thì viên chức đó sẽ thôi chức vụ quản lý. Đồng nghĩa với việc, các phụ cấp về chức vụ sẽ không còn. Điều này có thể làm lương của viên chức quản lý giảm do không còn phụ cấp.

Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)

Nguồn tin: hieuluat.vn

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Liên kết website
Thư viện ảnh
Cho-Hoa-xuan-2-1.jpg Ben-song-xuan-1.jpg Canh-Xuan-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-1-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-13-copy-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-12-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-11-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-10-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-9-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-8-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-7-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-6-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-5-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-4-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-3-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-2-1.jpg 0410-thanh-pho-tay-ninh-2-1.jpg TP-Tay-Ninh-1.jpg z4908042246523-f8306e75964dc6a482de3a2f23045ea9.jpg ho-nui-da-tay-ninh.jpg 203-2023-sinh-vien-truong-cdsp-1.jpg 11.jpg 22.jpg 33.png 55.jpg
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay4,818
  • Tháng hiện tại133,919
  • Tổng lượt truy cập2,892,101
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây