Theo đó, công tác đánh giá và công nhận “Công dân học tập” được thực hiện trên 3 nhóm đối tượng, gồm: nông dân và lao động nông thôn; công nhân, lao động tiểu thủ công, thợ sửa chữa thiết bị gia dụng; cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên từ cấp xã trở lên.
Bộ công cụ sẽ giúp cập nhật thông tin, đánh giá “Công dân học tập”. Theo đó mỗi nhóm đối tượng có 10 chỉ số đánh giá, mỗi chỉ số tối đa là 10 điểm. Để đạt danh hiệu “Công dân học tập” cá nhân phải đạt từ 80 điểm trở lên; trong đó không có chỉ số điểm dưới 5 sau khi thực hiện khảo sát đánh giá.
Bộ tiêu chí khung và chỉ số đánh giá mô hình “Công dân học tập” gồm 3 nhóm năng lực cốt lõi: năng lực tự học và học tập suốt đời; năng lực sử dụng các công cụ tương tác; năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội.
Mỗi người được đánh giá sẽ thực hiện quét mã QR bằng điện thoại thông minh để đăng nhập vào biểu mẫu phiếu khảo sát công dân học tập của bộ công cụ, sau đó điền các thông tin cá nhân và trả lời các câu hỏi trong bộ công cụ đánh giá. Qua đó giúp thuận tiện trong quá trình thu thập thông tin, đánh giá các tiêu chí công dân học tập, đơn vị học tập.
Lãnh đạo Hội Khuyến học Thành phố hướng dẫn điền thông tin trong trong bộ công cụ đánh giá “Công dân học tập”
Các đơn vị tham gia thí điểm gồm: UBND phường, xã; các ban, ngành, đoàn thể; đại diện các khu phố, trường học và người dân trên địa bàn. Riêng đối tượng là học sinh và sinh viên không nằm trong thí điểm đợt này.
Sau phường Hiệp Ninh, tất cả các phường, xã còn lại của Thành phố sẽ thực hiện thí điểm thực hiện bộ công cụ đánh giá “Công dân học tập” trong tháng 3.2023. Lộ trình thực hiện thí điểm trên địa bàn Thành phố diễn ra từ tháng 3 đến tháng 7.2023.
Việc sử dụng bộ công cụ đánh giá “Công dân học tập” hướng tới mục tiêu thực hiện chỉ đạo theo Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 3.6.2022 của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy việc học tập suốt đời, phát triển con người Việt Nam toàn diện, phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi người, đóng góp cho việc xây dựng đất nước. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời và xây dựng mô hình “Công dân học tập”, hướng tới xây dựng xã hội số giúp cải thiện cuộc sống người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tấn Đạt
Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc