Các doanh nghiệp trên địa bàn chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm thị trường mới để không quá phụ thuộc vào một thị trường như trước đây. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phát triển quy mô sản xuất, chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, các nghề truyền thống được duy trì, phát triển. Trong năm 2014, UBND tỉnh Tây Ninh đã công nhận 3 nghề truyền thống trên địa bàn Thành phố gồm: nghề gò nhôm, ở phường Hiệp Ninh; nghề mộc gia dụng ở phường IV và nghề chằm nón lá ở phường Ninh Sơn.
Tuyến đường 30-4 trung tâm Thành phố Tây Ninh khang trang.
Trong giai đoạn 2010-2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, và Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 12/7/2012 của Tỉnh uỷ về xây dựng và phát triển thị xã Tây Ninh giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Qua đó, Thành phố được sự quan tâm từ nguồn vốn của tỉnh và nguồn ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Kết quả, giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng hàng năm, vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách giai đoạn 2010 - 2015 hơn một ngàn tỷ đồng, tăng 138% so nhiệm kỳ trước; góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, đồng thời đẩy nhanh tiến độ để Thị xã được công nhận Thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2013./.
Quế Hương (Đài Truyền thanh TPTN)
Ý kiến bạn đọc