Thứ trưởng Bộ Y tế: Khám sức khoẻ trước khi kết hôn góp phần nâng cao chất lượng dân số

Thứ ba - 26/12/2023 18:54 612 0

Hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia về dân số năm 2023 và Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2023, Bộ Y tế đã chọn chủ đề: 'Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước'.

Những cái được của tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn 

Chủ đề 'Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước' nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về việc sức khỏe người dân, chất lượng cuộc sống.

Đặc biệt đối với lớp trẻ, nhóm đối tượng thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững.

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại lễ mít tinh

PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh những thông tin này tại lễ mít tinh Kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12 và tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức hôm nay, 26/12.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là với sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận, hưởng ứng của quần chúng nhân dân, Chương trình dân số Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng cả về chất và về lượng. 

Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công. Mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm qua. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. 

Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh và cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam được cải thiện.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh, công tác dân số vừa cấp bách, nhưng cũng vừa cơ bản và lâu dài, có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. 

Tại buổi lễ, Bộ Y tế đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo nhất là về công tác cán bộ, sớm kiện toàn ổn định tổ chức bộ máy và nhân lực làm công tác dân số, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ dân số; ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nguồn lực kịp thời cho công tác dân số.

Tiếp tục phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo dân số và phát triển ở các cấp, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành Trung ương và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, các chương trình, đề án, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Đưa công tác dân số thành nội dung quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp.

Cùng đó, Bộ Y tế đề nghị các ban, bộ, ngành, đoàn thể các cấp, các cơ quan truyền thông đại chúng, mỗi cộng đồng và từng người dân tăng cường phối hợp, chia sẻ, đồng hành và hưởng ứng tích cực góp phần cùng với ngành y tế - dân số triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu về công tác dân số trong tình hình mới đã đề ra. 

Chuyên gia nói gì về khám sức khoẻ tiền hôn nhân?

Trong phiên thảo luận kinh tế xã hội tại Quốc hội mới đây, ĐBQH Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng khám sức khỏe tiền hôn nhân là cần thiết nhằm sớm phát hiện các bệnh lý như viêm gan B, C, giang mai đặc biệt là bệnh di truyền, bệnh tim. Khám sức khỏe tiền hôn nhân là trách nhiệm với người vợ hoặc người chồng và trách nhiệm tương lai cũng như thế hệ sau. 

Đại biểu Nguyễn Tri Thức cũng cho biết từng chứng kiến nhiều trường hợp đến khi đi sinh người phụ nữ mới biết mình bị hẹp van tim, suy tim, suy thận nặng. Khi vào sinh bị suy tim cấp, khiến bác sĩ rất đau xót phải đưa ra quyết định cứu mẹ hay cứu con. Những vấn đề này, hoàn toàn có thể tránh được nếu khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và khoản 2 Điều 18 của Nghị định 123 năm 2015 của Chính phủ không có quy định bắt buộc phải khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi kết hôn. 

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Tri Thức đề nghị cần có quy định bắt buộc khám sức khỏe tiền hôn nhân trước khi đăng ký kết hôn và có những chính sách hỗ trợ cho phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào nghèo.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Khám sức khoẻ trước khi kết hôn, góp phần nâng cao chất lượng dân số- Ảnh 2.
 

Các chuyên gia y tế cho rằng cần nhận thức rõ, tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn có vai trò hết sức quan trọng, giúp các cặp đôi chuẩn bị tâm lý, sức khỏe sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân và sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Cùng đó, các chuyên gia y tế cũng lưu ý, cả nam, nữ nên khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu từ 3-6 tháng trước khi kết hôn. Từ đó, giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.

Theo BSCKII Phạm Thúy Nga – Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản & Nam học Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản nói riêng mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tương lai. 

"Đây là những việc rất cần thiết, để giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh di truyền, nguy hiểm, tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai của con cái sau này"- BS Nga nói.

PGS.TS Trần Danh Cường - Chủ nhiệm bộ môn Sản, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết khám sức khoẻ tiền hôn nhân chắc chắn là cần thiết, đặc biệt là những bệnh lý như máu khó đông - hemophilia, tan máu bẩm sinh Thalassemia.

Tuy nhiên, ông Cường cho hay hiện nay việc khám tiền hôn nhân của các cặp đôi thường đến với mục đích sẽ mang thai và sinh con như thế nào? Thai nghén chăm sóc ra sao?

"Họ đến thăm khám tiền hôn nhân một cách đơn sơ, quan tâm đến việc mình sẽ sinh con thế nào chứ không phải để phát hiện có mang bệnh hay mang gene bệnh hay không. Chính các cặp đôi chưa có ý thức được việc khám tiền hôn nhân để xem xét tình trạng sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, việc quyết định như thế nào sau khi phát hiện cặp đôi đó mang gene bệnh có thể di truyền là điều rất khó khăn. Và nếu họ quyết tâm lấy nhau, sinh con thì phải làm thế nào để quản lý?" - ông Cường bày tỏ.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Khám sức khoẻ trước khi kết hôn, góp phần nâng cao chất lượng dân số- Ảnh 3.
Các chuyên gia y tế khẳng định khám sức khoẻ tiền hôn nhân chắc chắn cần thiết

Theo SKĐS

Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)

  Ý kiến bạn đọc

CHUYÊN ĐỀ
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay1,780
  • Tháng hiện tại113,855
  • Tổng lượt truy cập4,450,756
Thư viện ảnh
bung-binh.jpg tptn-2.jpg cay-co.jpg hoa-sen.jpg tpttbb.jpg 8.png 9.png 10.png vong-xoay.jpg dinh-nui-ba-den.jpg Hoa-1.jpg tptn-1.jpg hoa-tren-nui-ba-3.jpg 7.png 4-1.png 5.png 6.png 3.png 2.png 1.png
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây