Theo đó tại khoản 2 Điều 5 của Dự thảo quy định công chức cấp xã gồm có 06 chức danh sau đây:
Thứ nhất là chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;
Thứ hai là văn phòng – thống kê;
Thứ ba là địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
Thứ tư là tài chính – kế toán;
Thứ năm là tư pháp – hộ tịch;
Và thứ sáu là văn hóa – xã hội.
Quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì chức danh của công chức cấp xã gồm:
So với quy định hiện hành, theo đề xuất của Dự thảo thì công chức cấp xã không còn có chức danh Trưởng Công xã. Lý giải của Bộ Nội vụ cho rằng, không còn quy định chức danh công chức Trưởng Công an xã do đã bố trí Công an chính quy ở xã.
Thay đổi về số lượng cán bộ, công chức cấp xã
Tại dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ đề xuất quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã gồm:
Hiện hành theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 92/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP thì số lượng cán bộ công chức cấp xã như sau:
Như vậy, đề xuất tại Dự thảo đã quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn khác với số lượng cán bộ, công chức phường so với hiện hành.
Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định bảo đảm đúng với chức danh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tại Dự thảo Bộ Nội vụ đề xuất với những đơn vị hành chính cấp xã có dân số lớn hơn so với tiêu chuẩn về quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp xã được tăng thêm số lượng công chức ở cấp xã như sau:
Quy mô dân số để xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Nhân Phụng
Tác giả: Phòng Nội vụ
Ý kiến bạn đọc