Thực trạng xây dựng xã, phường của đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố Tây Ninh

Thứ tư - 22/07/2020 18:00 579 0
Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến xã, phường luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai việc xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường tiếp cận pháp luật cho người dân, nhất là các xã xây dựng nông thôn mới hoàn thành tiêu chí về tiếp cận pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân ngay tại cơ sở.

​       Theo đó, hàng năm UBND thành phố ban hành nhiều văn bản triển khai và chỉ đạo thực hiện gắn với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố. Các cơ quan chức năng, các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của Trung ương, của tỉnh về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nội dung trọng tâm là Quyết định 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 07/TT-BTP của Bộ Tư pháp, Sổ tay hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, và các kế hoạch, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Tư pháp đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, lồng ghép tại các hội nghị, các cuộc họp tổ dân cư tự quản tại cơ sở… đã nhận thức về vị trí, tầm quan trọng, nội dung thực hiện công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, UBND thành phố chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luậtbằng các hình thức như: Tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp làm công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật; kiện toàn Hội đồng chuẩn tiếp cận Thành phố.

    Với việc tập trung chỉ đạo công tác xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong năm 2019, thành phố Tây Ninh đã tập trung đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận và công nhận 9/10 xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt 90% và có 01/10 phường, xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là phường 2 với lý do có 01 công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ (vi phạm điểm d, khoản 1, Điều 6 Quyết định 619/QĐ-TTg). Từ thực tiễn đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho thấy: đây là nhiệm vụ mới có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ, phát huy dân chủ ở cơ sở.

     * Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Lãnh đạo một số địa phương chưa sâu sát, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

- Việc đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở nhiều xã, phường còn mang tính hình thức, chưa thực sự phản ánh đúng với tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của từng xã, phường.

- Một số xã, phường vẫn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nên thiếu quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác này.

- Nhiều đơn vị xã, phường chưa phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng công chức trong việc theo dõi, đánh giá, chấm điểm đối với từng chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi quản lý hoặc có phân công nhưng các công chức cấp xã chưa phối hợp chặt chẽ, hiệu quả; vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, coi đây là nhiệm vụ riêng của công chức Tư pháp – Hộ tịch.

- Một số công chức cấp xã năng lực còn hạn chế, chưa nắm rõ các quy định về các tiêu chí tiếp cận pháp luật và quy trình thực hiện, do vậy, việc tham mưu đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật chưa thực sự chính xác.

* Từ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân như nêu trên, để nâng cao hiệu quả đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới, Thành phố đề ra các giải pháp cơ bản sau:

- Lãnh đạo các cấp các ngành cần sâu sát quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiêm túc tham mưu đánh giá, công nhận, công bố xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo đúng yêu cầu, quy định của Quyết định số 619/QĐ-TTg và Thông tư số 07/2017/TT-BTP của Bộ Tư pháp; tuyệt đối không vì thành tích mà bỏ qua hoặc làm tắt các bước đã được pháp luật quy định.

Cần tiếp tục công khai kết quả đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này tại các địa phương, gắn liền với việc làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan trong trường hợp không triển khai thực hiện đúng theo quy định.

     Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đơn thuần chỉ là một nhiệm vụ công tác, mà còn là phương tiện để đánh giá, kiểm chứng hoạt động, năng lực của chính quyền địa phương cấp xã trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ sở. Do vậy, các cấp chính quyền cần quan tâm và có biện pháp chỉ đạo quyết liệt hơn để công này thật sự trở thành thước đo mức độ tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương, là công cụ hữu hiệu góp phần giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở./.   

PHÒNG TƯ PHÁP THÀNH PHỐ


  Ý kiến bạn đọc

CHUYÊN ĐỀ
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm147
  • Hôm nay3,179
  • Tháng hiện tại94,944
  • Tổng lượt truy cập4,680,948
Thư viện ảnh
bung-binh.jpg tptn-2.jpg cay-co.jpg hoa-sen.jpg tpttbb.jpg 8.png 9.png 10.png vong-xoay.jpg dinh-nui-ba-den.jpg Hoa-1.jpg tptn-1.jpg hoa-tren-nui-ba-3.jpg 7.png 4-1.png 5.png 6.png 3.png 2.png 1.png
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây