Trung tâm Khuyến nông tỉnh phát động nông dân phòng trừ ruồi đục trái gây hại mãng cầu

Thứ tư - 14/06/2017 02:00 91 0

Trung tâm Khuyến nông tỉnh phát động nông dân phòng trừ ruồi đục trái gây hại mãng cầu

Hiện nay diện tích mãng cầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 4.600 ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, nhiều năm qua cây trồng này thường xuyên bị ruồi đục trái hoành hành, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng trái. Để phòng trừ loại sinh vật gây hại này, sáng ngày 13/6, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tây Ninh phối hợp với Hội nông dân xã Tân Bình phát động nông dân phòng trừ ruồi đục trái gây hại mãng cầu.

   IMG_9633.JPG

Các chuyên gia hướng dẫn nông dân đặt bẫy

   Tại buổi phát động, ông Trương Quốc Ánh đến từ Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con nông dân xã Tân Bình kỹ thuật lắp bẫy dẫn dụ ruồi đục trái. Theo các chuyên gia, bẫy dẫn dụ ruồi đục trái là một trong những biện pháp diệt ruồi hiệu quả với ưu điểm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên trái, giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

   Với dụng cụ khá đơn giản gồm máng thuốc treo cách mặt đất khoảng 1 – 1,2m, chất thuốc sẽ dẫn dụ ruồi đến hút và tiêu diệt. Với mỗi hecta mãng cầu, nông dân treo từ 6 – 8 bẫy. Tuy nhiên biện pháp này phải được thực hiện liên tục và đồng loạt trên diện rộng. Do đó việc vận động nông dân cùng ra quân áp dụng biện pháp diệt ruồi vàng bằng bẫy dẫn dụ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.

   Hiện tại, Hội Nông dân xã Tân Bình đã vận động được 20 hộ nông dân trồng mãng cầu thuộc 2 Tổ Hợp tác mãng cầu ta: ấp Tân Trung và ấp Tân Hòa cùng áp dụng biện pháp phòng trừ ruồi đục trái bằng bẫy dẫn dụ, với tổng diện tích hơn 20,5 ha. Trước đó, phương pháp này đã được triển khai thí điểm ở một số diện tích mãng cầu trên địa bàn xã và đã cho thấy hiệu quả tích cực.

   Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, nông dân tham gia mô hình này sẽ được hỗ trợ 30% kinh phí thuốc và bẫy dẫn dụ, đồng thời được hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn. Theo kế hoạch, Trung tâm sẽ chia làm 2 đợt ra quân: tháng 6 và tháng 9/2017 với quy mô 830 ha ở 3 địa bàn: Thành phố Tây Ninh (400 ha), huyện Tân Châu (130 ha) và huyện Dương Minh Châu (300 ha). Sau khi hết thời gian trình diễn mô hình, nông dân sẽ tự chủ động áp dụng phương pháp này trên vườn mãng cầu của mình, nhằm khắc phục nạn ruồi đục trái, nâng cao giá trị trái mãng cầu.

H.H

  Ý kiến bạn đọc

THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ
Liên kết website
Thư viện ảnh
Cho-Hoa-xuan-2-1.jpg Ben-song-xuan-1.jpg Canh-Xuan-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-1-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-13-copy-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-12-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-11-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-10-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-9-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-8-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-7-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-6-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-5-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-4-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-3-1.jpg Thanh-Pho-Tay-Ninh-2-1.jpg 0410-thanh-pho-tay-ninh-2-1.jpg TP-Tay-Ninh-1.jpg z4908042246523-f8306e75964dc6a482de3a2f23045ea9.jpg ho-nui-da-tay-ninh.jpg 203-2023-sinh-vien-truong-cdsp-1.jpg 11.jpg 22.jpg 33.png 55.jpg
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay15,757
  • Tháng hiện tại144,394
  • Tổng lượt truy cập3,054,445
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây