Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số, lan toả thương hiệu hàng Việt

Thứ năm - 23/11/2023 14:36 272 0
Nhằm giúp các doanh nghiệp địa phương phát triển thương hiệu, đa dạng hoá hình ảnh sản phẩm, thời gian qua Bộ Công Thương mà trực tiếp là Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với nền tảng mạng xã hội tổ chức nhiều khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, bước đầu đem lại những hiệu quả thiết thực.
Bộ Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số, lan toả thương hiệu hàng Việt

Phương thức xúc tiến thương mại trên nền tảng số đã đặc biệt phát huy hiệu quả trong thời gian đại dịch Covid-19 vừa qua, giúp giữ vững các chuỗi cung ứng hàng hoá giữa các vùng miền, góp phần ổn định thị trường trong nước cũng như đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của nhân dân

Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, việc đa dạng các hình thức xúc tiến thương mại đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào khâu phân phối và tiêu thụ đang là lựa chọn của khá nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và địa phương.

Nằm trong kế hoạch Chương trình Xúc tiến thương mại (XTTM) cấp quốc gia năm 2023, đồng thời triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trong công tác XTTM, từ đầu năm tới nay, Cục XTTM (Bộ Công Thương) đã phối hợp với nền tảng Tik Tok triển khai 15 khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số. Nội dung tập huấn tập trung vào kỹ năng mang tính xu thế hiện nay là livetream bán hàng, đã thu hút trên 1.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia.

Khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước, trong đó có nhiều địa phương thuộc khu vực trung du miền núi, địa phương kém phát triển. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà cung ứng phát triển đa dạng kênh phân phối từ truyền thống đến hiện đại và kênh phân phối số. Đồng thời, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại.

Trong những lớp tập huấn này chương trình được xây dựng song song cả lý thuyết lẫn thực hành. Với phần thực hành sẽ khởi tạo thử các buổi livetream trực tiếp tại lớp với những sản phẩm mà doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mang tới lớp. Trong buổi thực hành đó, chuyên gia, giảng viên sẽ có nhận xét đánh giá tư vấn tại chỗ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã làm thế nào để xây dựng kịch bản livetream và tương tác với khách hàng hiệu quả nhất.

Thực tế, hiện nay, kinh doanh trên các nền tảng xã hội ngày một “nở rộ” và phát triển một cách nhanh chóng. Trong đó, các nền tảng số đang hiện diện tại Việt Nam có thể tối ưu hoá quy trình mua hàng thông qua việc tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán là yếu tố rất quan trọng giúp người bán truyền tải được ưu điểm và người mua cảm nhận chân thực hơn về sản phẩm.

Dù đã đạt nhiều kết quả đáng tích cực, tuy nhiên việc lan toả mạnh mẽ hơn nữa phương thức kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội đang gặp những thách thức. Thách thức lớn nhất là khả năng tiếp cận phương thức bán hàng mới như livetraeam và tiếp cận thiết bị công nghệ hạn chế, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, khâu vận chuyển, hàng nông sản đặc thù có kích cỡ lớn, khối lượng nặng và dễ hỏng trong thời gian vận chuyển dài nên việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là khó. Cũng chính bởi đặc thù trên khiến chi phí vận chuyển quá cao so với đơn hàng thông thường. Trong khi hệ thống kho bãi lưu trữ, đặc biệt là các kho lạnh ở Việt Nam còn hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư phát triển.

Để khắc phục những thách thức đã nêu, đại diện nền tảng xã hội, nhiều hợp tác xã, địa phương đều chung đề xuất Nhà nước tập trung hỗ trợ giảm chi phí vận chuyển. Ở khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực miền núi, hải đảo cần có dịch vụ công ích để vận chuyển, giúp giảm chi phí. Cùng đó, tăng cường hơn nữa công tác tập huấn, đào tạo cho doanh nghiệp, hợp tác xã về chuyển đổi số.

Được biết, đồng hành cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã trong xúc tiến tiêu thụ hàng hoá nói chung, nông sản nói riêng trên nền tảng số, mạng xã hội, Cục Xúc tiến thương mại đang khẩn trương hoàn thiện để sớm đưa vào vận hành Hệ sinh thái XTTM số.

Đây là kết cấu hạ tầng mềm, bao gồm các trụ cột: Thông tin thị trường, hội chợ triển lãm trực tuyến, giao thương, tư vấn - huấn luyện, logistics. Đặc biệt, nền tảng chuyên ngành (Sandbox)- DECOBIZ sẽ là hệ sinh thái mở, luôn được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các ứng dụng cho phù hợp với bối cảnh thực tế.

Với Hệ sinh thái XTTM số, toàn bộ dữ liệu về doanh nghiệp, tổ chức XTTM, cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài được lưu trữ. Tiếp đó Cục XTTM tập trung xây dựng nền tảng đào tạo tập huấn trên nền tảng số... Các nền tảng này được kỳ vọng sẽ những nền giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có thể tìm kiếm thị trường mới, thúc đẩy giao dịch, gia tăng xuất khẩu cũng như góp phần chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn trong việc làm chủ khâu sản xuất chế biến theo tín hiệu, quy chuẩn của thị trường.

Đỗ Bá Hùng

Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)

Nguồn tin: tuyengiao.vn

  Ý kiến bạn đọc

CHUYÊN ĐỀ
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay982
  • Tháng hiện tại35,828
  • Tổng lượt truy cập4,621,832
Thư viện ảnh
Image cannot be loaded
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Đã kết nối EMC