Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Thứ tư - 19/07/2023 17:21 182 0
(CTTĐTTPTN) - Sáng 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ (Ban chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo các Bộ, ngành cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Ngày 19/7, Ban Chỉ đạo cải CCHC của Chính phủ tổ chức Phiên họp thứ 5 sơ kết công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2023, bàn phương hướng, nhiệm vụ CCHC 6 tháng cuối năm 2023 và những giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong triển khai các nhiệm vụ CCHC. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ Trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tăng cường phân cấp, phân quyền, xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định là một trọng tâm, đột phá chiến lược trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta trong giai đoạn mới.

thu tuong chu tri phien hop thu 5 ban chi dao cai cach hanh chinh cua chinh phu hinh anh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo nhằm sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. (Ảnh: Chinhphu.vn)


Thủ tướng cho biết, thời gian qua, với sự đoàn kết, quyết tâm, cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, của các thành viên Ban Chỉ đạo; công tác CCHC tiếp tục được triển khai tích cực, đồng bộ trên cả 06 nội dung gồm: cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính (TTHC); Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.  Trong đó, công tác cải cách thể chế, cải cách TTHC, tinh giản bộ máy, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh có nhiều tiến bộ. Kết quả đạt được đã đóng góp một phần quan trọng vào sự ổn định, phục hồi, phát triển KTXH của đất nước.

Tuy nhiên Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại hạn chế như: TTHC vẫn còn rườm rà, gây khó cho người dân, doanh nghiệp, môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, kỷ luật, kỷ cương hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm chưa được xử lý kịp thời… Những tồn tại, hạn chế đó cần sớm khắc phục để mau chóng khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phục hồi, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay.

thu tuong chu tri phien hop thu 5 ban chi dao cai cach hanh chinh cua chinh phu hinh anh 2
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong cải cách hành chính. (Ảnh: Chinhphu.vn)


Thủ tướng yêu cầu, các thành viên của BCĐ tập trung đánh giá, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong CCHC nói chung, trong đó tập trung làm rõ và đề ra giải pháp khắc phục, khơi thông những điểm còn ách tắc trong tổ chức triển khai thực hiện; trình các cấp có thẩm quyền ban hành được cơ chế, chính sách thật trúng và đúng về các nội dung này.

Các thành viên Ban Chỉ đạo cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với công cuộc CCHC của đất nước, của bộ, ngành mình; từ đó, cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đẩy mạnh CCHC nói chung, cải cách công vụ, công chức nói riêng.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn, đúng trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

thu tuong chu tri phien hop thu 5 ban chi dao cai cach hanh chinh cua chinh phu hinh anh 3
Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ. (Ảnh: Chinhphu.vn)

Theo báo cáo của BCĐ trong 6 tháng đầu năm, công tác cải cách hành chính đã được Chính phủ, Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có những đổi mới, quyết liệt, sát sao, cụ thể trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện để tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính. Trong đó tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính.

Các bộ, ngành, địa phương cũng đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo thống kê, cập nhật, kế hoạch cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ đã đề ra 845 nhiệm vụ, UBND các tỉnh, thành phố đã đề ra 3003 nhiệm vụ. Tính đến ngày 21/6/2023, các bộ, ngành Trung ương đã hoàn thành 296 nhiệm vụ, đạt tỷ lệ 35,03% so với kế hoạch; UBND các tỉnh, thành phố đã hoàn thành 1384 nhiệm vụ, đạt tỷ lệ 46,09% so với kế hoạch đề ra.

Thường trực Ban Chỉ đạo đã tổ chức kiểm tra công tác cải cách hành chính tại một số tỉnh, thành phố theo kế hoạch đã đề ra, bao gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thành viên Ban Chỉ đạo đã kiểm tra tại Bộ đội Biên phòng Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Nội vụ đã phối hợp cùng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện việc kiểm tra cải cách hành chính, đánh giá việc sử dụng và tác động của Chỉ số PAR Index, Chỉ số SIPAS tại 13 tỉnh, thành phố.

Nhân Phụng

Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)

  Ý kiến bạn đọc

CHUYÊN ĐỀ
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay1,360
  • Tháng hiện tại60,063
  • Tổng lượt truy cập4,262,174
Thư viện ảnh
bung-binh.jpg tptn-2.jpg cay-co.jpg hoa-sen.jpg tpttbb.jpg 8.png 9.png 10.png vong-xoay.jpg dinh-nui-ba-den.jpg Hoa-1.jpg tptn-1.jpg hoa-tren-nui-ba-3.jpg 7.png 4-1.png 5.png 6.png 3.png 2.png 1.png
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây