Hướng dẫn thành lập mô hình Hội quán trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ năm - 04/07/2024 10:42 349 0

(CTTĐTTPTN) - Ngày 16/5/2024, Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Hướng dẫn số 1746/HD-SNN về việc Hướng dẫn thành lập mô hình Hội quán trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Hướng dẫn thành lập mô hình Hội quán trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo đó, về tổ chức, hoạt động, quản lý đối với mô hình Hội quán như sau:

1. Trình tự thành lập Hội quán

- UBND cấp xã ban hành quyết định thành lập Ban Vận động thành lập Hội quán (thành viên Ban Vận động là cán bộ của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các ngành liên quan cấp xã; bí thư, trưởng các ấp,...) khi các hộ dân có nhu cầu.

- Ban Vận động tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên và Nhân dân về việc thành lập Hội quán.

- Ban Vận động tổ chức hội nghị thành viên để bầu ra Ban Chủ nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên (chọn những người ưu tú, có uy tín tại địa bàn dân cư; có khả năng tập hợp các thành viên và liên kết trong các hoạt động của Hội quán;…) gồm: Chủ nhiệm, 1-2 phó Chủ nhiệm.

- Ban Vận động thành lập Hội quán làm tờ trình đề nghị UBND xã quyết định thành lập Hội quán (gửi UBND xã).

- UBND cấp xã ban hành quyết định thành lập Hội quán, trong đó có danh sách và chức danh của Ban Chủ nhiệm, danh sách thành viên đăng ký tham gia Hội quán.

- Ban Chủ nhiệm Hội quán xây dựng quy chế hoạt động; xây dựng chương trình hoạt động khung tháng, năm, lệ kỳ sinh hoạt tháng, năm và lấy ý kiến các thành viên Hội quán.

- Tổ chức lễ ra mắt Hội quán.

* Ghi chú: đối với trường hợp đối tượng thực hiện là hợp tác xã, tổ liên kết khi thành lập Hội quán thì không bắt buộc phải thực hiện bước thành lập Ban vận động; đại diện Hợp tác xã hoặc tổ liên kết trình UBND xã ra quyết định thành lập Hội quán.

2. Nội dung hoạt động của Hội quán

- Xây dựng kế hoạch tổ chức và duy trì các hoạt động thường kỳ.

- Tổ chức tham gia thực hiện các mô hình trình diễn sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

- Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất của bản thân đến các thành viên khác trong Hội quán; Thường xuyên cập nhật các kiến thức, công nghệ mới trong sản xuất từ các cơ quan chuyên ngành, các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm sản xuất để chia sẻ, thảo luận cùng các thành viên của Hội quán.

- Thảo luận, chia sẻ những vấn đề về an sinh xã hội (văn hóa, xã hội, y tế, an ninh,...) theo quy định pháp luật; tuyên truyền giáo dục pháp luật các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội.

- Tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội ở địa phương (ấp, xã, ...).

- Ban Chủ nhiệm Hội quán phối hợp với các địa phương, sở ban ngành và các tổ chức, cá nhân khác để vận động các nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

- Các nội dung khác theo đặc thù của từng Hội quán.

3. Nguyên tắc hoạt động của Hội quán

- Tự nguyện, tự quản.

- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.

- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Không vì mục đích lợi nhuận.

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và quy chế hoạt động của Hội quán.

Xem nội dung chi tiết tại đây

Kiều Đinh

Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)

  Ý kiến bạn đọc

CHUYÊN ĐỀ
Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay4,966
  • Tháng hiện tại73,666
  • Tổng lượt truy cập4,544,134
Thư viện ảnh
bung-binh.jpg tptn-2.jpg cay-co.jpg hoa-sen.jpg tpttbb.jpg 8.png 9.png 10.png vong-xoay.jpg dinh-nui-ba-den.jpg Hoa-1.jpg tptn-1.jpg hoa-tren-nui-ba-3.jpg 7.png 4-1.png 5.png 6.png 3.png 2.png 1.png
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây