- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng như: Tivi, quạt, dàn nhạc, máy vi tính, thiết bị văn phòng bằng cách tắt công tắc nguồn thay vì chỉ tắt bằng điều khiển từ xa..
- Đối với thiết bị điện dân dụng gia đình, nên vệ sinh chùi rửa, bôi dầu nhờn theo mùa như quạt điện, quạt hút…; làm vệ sinh máy lạnh, quạt thông gió.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống dây điện trong gia đình, nếu phát hiện mối nối phải xử lý ngay để tránh tình trạng phát nhiệt, có nguy cơ xảy ra cháy nổ. Nếu dây điện quá nhỏ cần thay ngay để phù hợp với phụ tải.
- Không sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp điện, bàn ủi, máy giặt,…).
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm (sáng từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30; chiều từ 17 giờ đến 20 giờ); ưu tiên sử dụng các thiết bị điện được gắn nhãn “Tiết kiệm năng lượng”.
- Lắp điều hòa nhiệt độ có công suất phù hợp với không gian phòng và chọn tủ lạnh có kích thước phù hợp với số người sử dụng; cài đặt máy lạnh để nhiệt độ phòng chênh lệch không quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời. Khi sử dụng phòng lạnh không mở cửa ra vào thường xuyên, không sử dụng các thiết bị điện có tính năng tỏa nhiệt trong phòng như bàn ủi, lò nướng, ấm điện, điện trở nấu nước nóng…
- Nên dùng quạt thay cho máy lạnh khi không quá nóng. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng trời và thông gió tự nhiên.
- Về máy giặt: Nên tập hợp quần áo cả gia đình giặt một lần thay vì chia làm nhiều lần; nếu giặt ít quần áo nên chỉnh lại mức nước cho phù hợp, chọn chế độ “tiết kiệm” nếu máy giặt có chế độ này. Đối với việc ủi quần áo, chỉ nên ủi quần áo khô, và tập trung ủi một lần.
Gia Huy
Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc