(CTTĐTTPTN) - Ngày 18/7/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh hướng dẫn chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2024 – 2025 theo Nghị quyết số 73/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
I. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG THỨC HỖ TRỢ
1. Đối tượng hỗ trợ
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 73/2024/NQ-HĐND “Các Hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể bao gồm: các đối tượng trên và các hội/hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương”.
2. Nguyên tắc hỗ trợ
a) Bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch;
b) Trường hợp cùng một thời điểm, nội dung có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả các chương trình, dự án khác), đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
II. NỘI DUNG VÀ THỦ TỤC HỖ TRỢ
1. Chi hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh
1.1. Điều kiện
Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025.
1.2. Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ một lần kinh phí biển hiệu, quầy kệ, một số trang thiết bị dùng để bảo quản, trưng bày và bán sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh, với diện tích tối thiểu 20m2 và có ít nhất 50% số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh.
1.3. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ 50% tổng kinh phí xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 50.000.000 đồng/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
1.4. Trình tự thực hiện
- Các đối tượng hỗ trơ: được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 73/2024/NQ-HĐND có nhu cầu đăng ký mở điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh xây dựng hoàn thiện điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh và chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ.
- Đối tượng hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ và nộp tại Phòng Phát triển nông thôn trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.
1.5. Số lượng, thành phần hồ sơ
- Số lượng: 02 bộ.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
+ Giấy cam kết về việc đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu 24 tháng kể từ ngày nhận hỗ trợ và có ít nhất 50% số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên được trưng bày, bán tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh (có xác nhận của UBND cấp huyện) theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
+ Bản sao có công chứng các giấy tờ sau: Giấy đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm (doanh nghiệp) hoặc Giấy phép sản xuất, kinh doanh rượu thủ công (hộ kinh doanh) khi giới thiệu, kinh doanh các sản phẩm có điều kiện.
+ Hợp đồng thiết kế và thi công điểm giới thiệu và bán hàng, hóa đơn chứng từ thanh toán (bản gốc).
2. Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh Tây Ninh
2.1. Điều kiện
Các đối tượng được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 73/2024/NQ-HĐND có sản phẩm được UBND thành phố Tây Ninh công nhận là sản phẩm OCOP 03 sao và còn thời hạn (chủ thể OCOP).
2.2. Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ chi phí xây dựng và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm OCOP sau khi có văn bản xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc đăng ký nhãn hiệu.
2.3. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ 35.000.000 đồng/nhãn hiệu/sản phẩm cùng loại.
2.4. Trình tự thực hiện
Chủ thể OCOP chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ và nộp tại Phòng Kinh tế thành phố Tây Ninh.
2.5. Số lượng, thành phần hồ sơ
- Số lượng: 02 bộ.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Hướng dẫn này).
+ Giấy cam kết về việc chưa thụ hưởng các chính sách khác (kể cả các chương trình, dự án khác) đối với nội dung hỗ trợ về Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (có xác nhận của UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở theo Giấy đăng ký kinh doanh) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
+ Bản sao có công chứng các giấy tờ sau: Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện; Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP; Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
+ Các hóa đơn, chứng từ có liên quan.
3. Chi hỗ trợ chi phí bao bì, in tem
3.1. Điều kiện
Các đối tượng được quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 73/2024/NQ-HĐND có sản phẩm được cấp có thẩm quyền công nhận là sản phẩm OCOP từ 03 sao trở lên và còn thời hạn (chủ thể OCOP).
3.2. Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ chi phí thiết kế, in ấn bao bì, tem các sản phẩm OCOP sau khi cung cấp đầy đủ họp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn thực hiện công việc thiết kế, in ấn bao bì, in tem.
3.3. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ cho sản phẩm đạt OCOP 03 sao, 04 sao, 05 sao tương ứng với 10.000.000 đồng/sản phẩm; 20.000.000 đồng/sản phẩm; 30.000.000 đồng/sản phẩm. Mỗi sản phẩm chỉ được hỗ trợ một lần ở cùng mức độ sao được công nhận, trường họp được công nhận nâng hạng sao thì được hưởng thêm phần chênh lệch giữa hai mức độ sao.
3.4. Trình tự thực hiện
Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh có sản phẩm được đánh giá, phân hạng là sản phẩm OCOP 03 sao, 04 sao, 05 sao và còn thời hạn chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ và nộp tại UBND cấp huyện nơi ban hành Quyết định công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP (đối với các sản phẩm OCOP 03 sao) hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với các sản phẩm OCOP 04, 05 sao).
3.5. Số lượng, thành phần hồ sơ:
- Số lượng: 02 bộ.
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
+ Giấy cam kết về việc chưa thụ hưởng các chính sách khác (kể cả các chương trình, dự án khác) đối với nội dung đề nghị hỗ trợ (có xác nhận của UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở theo Giấy đăng ký kinh doanh) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
+ Hợp đồng thiết kế, in ấn bao bì, tem các sản phẩm OCOP; hóa đơn chứng từ thanh toán (bản gốc).
+ Bản sao có công chứng các giấy tờ sau: Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP.
+ Mẫu bao bì, tem các sản phẩm OCOP thực tế in ấn.
Xem chi tiết nội dung dưới đây
Nhân Phụng
Tác giả: Nhân Phụng (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc