Trong 9 tháng, Thành phố chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trên hệ thống phát thanh, treo băng rôn, phát tài liệu…; tổ chức 17 lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho hơn 2.270 tiểu thương, người kinh doanh, người sản xuất thực phẩm. Song song đó, Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố và phường, xã tăng cường công tác thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở hơn 1.230 cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, sản xuất chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể ; kết quả có 927 cơ sở đạt, 312 cơ sở không đạt, nhắc nhở 288 cơ sở và xử phạt vi phạm hành chính 20 cơ sở với số tiền hơn 37 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy nhiều hàng hóa hết hạn sử dụng và không rõ nguồn gốc. Nhờ đó, không xảy ra tình trạng ngộ độc trên địa bàn.
Kiểm tra ATTP trên địa bàn Thành phố
Ngoài ra, Thành phố đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 51 cơ sở, nâng tổng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận lên 514 cơ sở, đạt hơn 49% tổng số cơ sở.
Tuy nhiên, trong 9 tháng, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn một số tồn tại như: công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đạt thấp; đoàn kiểm tra tuyến, xã phường xử lý vi phạm chưa kiên quyết; trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phường, xã còn hạn chế.
Kết luận cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố đề nghị Ban Chỉ đạo Thành phố và phường, xã thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm những tháng cuối năm 2014 như: củng cố Ban chỉ đạo ; tăng cường công tác kiểm tra, chú trọng các cơ sở có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức nhân dân về vệ sinh an toàn thực phẩm;… nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe nhân dân, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm./.
Quế Hương (Đài Truyền thanh TPTN)
Ý kiến bạn đọc