Theo đó, giai đoạn 1 trong năm 2017, Đề án triển khai thí điểm tại phường 1, phường 2, phường 3, phường IV, phường Hiệp Ninh, phường Ninh Sơn, phường Ninh Thạnh; giai đoạn 2 (năm 2018-2020), triển khai ở 3 xã còn lại của Thành phố.
Đối tượng tác động của Đề án là các doanh nghiệp, tổ chức, tư nhân phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản; cơ sở y tế công lập, ngoài công lập cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản và cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình. Đối tượng thụ hưởng là người làm việc, người dân sinh sống ở Thành phố; ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên
Hoạt động của Đề án là tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi từ "bao cấp, miễn phí" sang "mua, bán" phù hợp với khả năng chi trả của từng nhóm đối tượng, quảng bá các phương tiện tránh thai của Đề án; đẩy mạnh tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, cung cấp dịch vụ tránh thai thu phí; đến năm 2020 có 90% người dân trên địa bàn Thành phố được tiếp cận thông tin, nội dung Đề án và tham gia xã hội hóa các phương tiện tránh thai. Đồng thời, cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và hỗ trợ chi phí dịch vụ; tổ chức đào tạo, tập huấn các vấn đề liên quan đến phương tiện tránh thai, hàng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản; tổ chức hội thảo, hội nghị đánh giá hoạt động của Đề án;...
Bà Ngô Thị Phúc- Quyền Trưởng phòng Y tế Thành phố triển khai Đề án
Quế Hương
Ý kiến bạn đọc