Theo đó, các cán bộ khuyến nông đặt 10 bẫy dẫn dụ sinh học trừ ruồi đục trái mãng cầu trên 2 ha. Ngay sau khi đặt bẫy, thuốc dẫn dụ sinh học đã nhanh chóng thu hút ruồi vàng đến máng thuốc, và có nhiều con ruồi bị chết trong máng.
Ông Nguyễn Văn Bình – Trưởng Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh cho biết lợi ích về việc dùng bẫy dẫn dụ sinh học trừ ruồi đục trái mãng cầu: "Bẫy dẫn dụ này thì chi phí thấp hơn, dễ làm, mưa cũng không ảnh hưởng mấy. Thuốc này tương đối tốt, đa số sử dụng thuốc sinh học. Thuốc này thu hút ruồi vàng không cần xịt thuốc khác, người ta sử dụng thuốc sinh học, không xịt lên cây mà để trong máng, nên an toàn cho sản phẩm".
Cán bộ khuyến nông đặt bẫy dẫn dụ sinh học trừ ruồi đục trái mãng cầu
Và ông Nguyễn Văn Bình – Trưởng Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh còn cho biết thêm: Sau khi thực hiện ở hai xã Tân Bình và xã Thạnh Tân, đến tháng 5/2017, Trung tâm tiếp tục triển khai thực hiện trên diện rộng phòng trừ ruồi đục trái cây hại mãng cầu ta bằng phương pháp đặt bẫy dẫn dụ sinh học và phương pháp phòng trừ bằng chất xua đuổi ở các vùng trồng mãng cầu nhiều trong tỉnh như: thành phố Tây Ninh, huyện Tân Châu, huyện Dương Minh Châu với diện tích hơn 570 ha. Tổng kinh phí thực hiện mô hình này gần 200 triệu đồng.
Được biết, nhiều năm nay, ruồi đục trái là nỗi lo của nông dân trồng mãng cầu, gây thiệt hại đáng kể về năng suất và giá của trái mãng cầu. Do đó việc thực hiện mô hình này rất thiết thực đối với nông dân sản xuất mãng cầu ở tỉnh ta.
Quế Hương
Ý kiến bạn đọc